Nội thất BLÓG

NỘi thất 48h chuyên cung cấp cho bạn những thông tin về các vấn đề liên quan đến nội thất như ghế sofa, đèn, rèm ...

20% doanh nghiệp thép có nguy cơ phá sản

Tồn kho cao, các doanh nghiệp (DN) sản xuất sat thep, thep hop, thep vuongong thep, ong thep, thep vuong các loại  Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam và các nước ASEAN khác, gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất trong nước.

20% doanh nghiệp thép có nguy cơ phá sản

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường cung cấp chính mặt hàng thép cho Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc vẫn giữ vững là thị trường cung cấp số 1.

Theo thông tin của ông Vũ Bá Ổn - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam - đưa ra tại cuộc họp giao ban Bộ Công Thương mới đây, 7 tháng đầu năm, lượng thép Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng rất mạnh, lên tới 137.500 tấn. Năm 2010, lượng thép Trung Quốc nhập khẩu chỉ ở mức 24.900 ngàn tấn, năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 ngàn tấn. “Đây là việc bất thường”- ông Ổn nhận định.

Sở dĩ thép Trung Quốc tràn vào nước ta là do các sản phẩm thép nhập khẩu có nhiều lợi thế về thuế. Trong khi, các DN sản xuất thép trong nước đang chịu sức ép lớn của các sản phẩm thép nhập khẩu, thì các chính sách kích cầu tiêu thụ sản phẩm thép trong nước như: Giảm, giãn thuế, hạ trần lãi suất... mặc dù đã được nới lỏng, nhưng vẫn chưa có tác dụng. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào: giá điện, than, xăng, dầu… liên tục tăng càng gây khó khăn cho các DN.

Hiệp hội Thép cho biết, sản lượng thép các loại sản xuất trong nước tháng 8 ước khoảng 489,1 nghìn tấn, tăng 1,8% so với tháng 7, nhưng giảm 8,1% so với tháng 8/2011. Tình hình tiêu thụ hết sức khó khăn do kinh tế suy thoái khiến nhu cầu sử dụng thấp, cộng thêm yếu tố khách quan là theo quy luật mùa mưa bão và trong thời điểm tháng 7 (âm lịch) nhiều công trình dân dụng không động thổ xây dựng, khiến lượng tiêu thụ tháng 8 chỉ đạt 356 ngàn tấn và tồn kho khoảng 215 ngàn tấn. Mặt khác, để đẩy nhanh tiêu thụ, các DN đã giảm giá bán từ 200 - 300 ngàn đồng/tấn...

Mặc dù chưa có DN nào tuyên bố phá sản, nhưng đã có nhiều DN “chết lâm sàng”, không có nguồn trả lương công nhân… Nếu cứ tiếp tục đà này, từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản.

Trước tình hình thị trường thép trong nước cung cao hơn cầu, trong khi thép nhập khẩu gia tăng, để đẩy mạnh tiêu thụ thép những tháng cuối năm, phần lớn DN sản xuất thép đã thực hiện các giải pháp như: Tăng chiết khấu bán hàng, hỗ trợ chi phí vận chuyển và các khoản chi phí khác cho các đại lý...

Tuy nhiên, để “giải cứu” cho ngành thép, Hiệp hội Thép đã đưa ra khuyến nghị: Cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh hạ thấp hơn nữa lãi suất xuống còn khoảng 7-8%/năm... Đặc biệt Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cần phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm tìm ra giải pháp chống bán phá giá (CBPG), chống trợ giá xuất khẩu kịp thời để trợ giúp ngành thép. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước.

Mặc dù chưa có DN nào tuyên bố phá sản, nhưng đã có nhiều DN “chết lâm sàng”, không có nguồn trả lương công nhân… Nếu cứ tiếp tục đà này, từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản.

Theo Hà - Phượng (Báo Công thương)