Nội thất BLÓG

NỘi thất 48h chuyên cung cấp cho bạn những thông tin về các vấn đề liên quan đến nội thất như ghế sofa, đèn, rèm ...

Khốn khổ với thép nhập khẩu

Khó khăn tiếp tục đè nặng lên ngành thép khi đón nhận “cú sốc” từ thép nhập khẩu, đặc biệt là thép giá rẻ từ Trung Quốc với số lượng lớn.



Khó khăn tiếp tục đè nặng lên ngành thép khi đón nhận "cú sốc" từ thép nhập khẩu, đặc biệt là thép giá rẻ từ Trung Quốc với số lượng lớn

Trước tình hình này, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) và Tổng công ty Thép Việt Nam - Công ty Cổ phần (VNSteel) đã kiến nghị Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Theo thống kê của VSA, trong tháng 8/2012, lượng thép nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam đã lên tới 137.500 tấn, cao gấp 5,5 lần so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, vào năm 2010 con số này là 24.900 tấn và năm 2011 cũng chỉ đến 53.600 tấn. Điều nguy hại hơn là những sản phẩm này khi nhập khẩu vào đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh.

Hiện nay, nhập khẩu thép xây dựng từ thị trường ASEAN về Việt Nam phải chịu thuế suất 5%, nhưng có những lô hàng thép xây dựng nhập khẩu chỉ có mức thuế 0%. VSA nhận định, có thể do hàng được trộn lẫn với các chủng loại thép khác như thép que hàn, thép carbon... để tránh thuế và lách luật.

Về vấn đề này, Phó tổng giám đốc VNSteel Vũ Bá Ổn cho biết, các sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu vào Việt Nam có mức thuế 15%, thép hợp kim nhập khẩu làm thép xây dựng phải chịu thuế 10%, các sản phẩm thép hợp kim nhập khẩu để sản xuất que hàn được hưởng thuế suất là 0%.

Lợi dụng điều này, nhiều nhà nhập khẩu đã thêm một lượng nhỏ nguyên tố Bo vào trong thép (khoảng 0,0008%), “phù phép” thép xây dựng sang thép hợp kim, từ đó được hưởng thuế thấp hơn. Về lý thuyết, hàm lượng Bo có thể làm gia tăng độ cứng trong thép, thông thường thép hợp kim sẽ được sử dụng cho mục đích cơ khí, chế tạo,...

Tuy nhiên, theo phân tích thì tỷ lệ trên chỉ là vi lượng, không làm thay đổi tính chất vật lý cũng như “mác” của thép, không đủ tiêu chuẩn sử dụng cho cơ khí, chế tạo và cũng không phải thành phần cần thiết cấu thành chất lượng đối với thép xây dựng.

Theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN - Trung Quốc, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% được áp dụng với các loại thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo (hàm lượng từ 0,0008% trở lên) ở dạng tấm, lá, thanh, que, góc, khuôn hình nhập khẩu từ Trung Quốc.

Với chiêu lách luật này, thép Trung Quốc được bán với giá thấp 800.000 - 1.000.000 đồng/tấn, gây ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh sản xuất khó khăn như hiện nay.

VSA khẳng định, dù biết rõ loại “thép hợp kim” này chỉ là chiêu thức “lách” thuế, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước cũng rất khó sử dụng biện pháp về thuế để ngăn chặn như những năm trước, do buộc phải tuân theo cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Trong khi đó với năng lực hiện tại, Trung tâm Phân tích hàng hóa xuất nhâp khẩu (Tổng cục Hải quan) vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên tố Bo trong sản phẩm thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam để có thể áp đúng mức thuế cần thiết nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước.

Thậm chí, ngay cả các Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chưa đủ khả năng phân tích được hàm lượng Bo trong thành phần thép Trung Quốc. Hơn nữa, việc áp mức thuế suất với các sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là với thép có chứa Bo đều phải tuân thủ theo đúng quy định cụ thể của Công ước quốc tế về hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa (Công ước HS).

Vì vậy, không chỉ hải quan Việt Nam mà hải quan các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hoa Kỳ với các phương tiện hiện đại nhưng vẫn phải chấp nhận sự “lách” thuế này.

Nhằm bảo vệ ngành thép trong nước cũng như hạn chế việc “lách” thuế, VSA, VNSteel và các doanh nghiệp thép đã kiến nghị các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát sau thông quan với sản phẩm thép thông thường và thép hợp kim, nhất là việc đưa vào sử dụng. Sản phẩm nhập về khai báo thế nào phải sử dụng đúng mục đích và thực hiện chặt chẽ quy định dán nhãn tiếng Việt trên sản phẩm thép nhập khẩu, ghi rõ thông tin kỹ thuật liên quan.

Đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp các cơ quan chức năng kịp thời tìm ra giải pháp trợ giúp ngành thép. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất thép trong nước.

VSA cũng kêu gọi các doanh nghiệp thương mại không tiếp tục nhập khẩu “thép hợp kim” cho mục đích xây dựng.

Theo Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ ngày 20/9/2012, Thông tư số 23/2012/TT-BCT về chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các sản phẩm thép sẽ chính thức có hiệu lực. Các doanh nghiệp thép hy vọng với chính sách này, cùng với một số biện pháp phòng vệ của các cơ quan chức năng, sẽ quản lý tốt hơn các sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là trước tình hình các sản phẩm thép Trung Quốc “lách” thuế tràn vào nước ta như thời gian qua.

Theo VSA, tổng công suất sản xuất của các nhà máy thép trong nước tính đến thời điểm này đạt khoảng 12 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn, riêng năm 2012 ước chỉ đạt trên 5 triệu tấn. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp thép đang chồng chất khó khăn bởi lãi suất ngân hàng, ứ đọng vốn, tồn kho cao, buộc phải giãn hoặc dừng sản xuất.

Do đó, cùng với những biện pháp bảo vệ ngành thép trong nước thì về lâu dài Chính phủ cũng cần tạo điều kiện hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu thép. Đồng thời xem xét cho giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% để giảm áp lực tồn kho hiện nay của ngành.

Theo Mạnh Đức (VnEconomy)
Valves, Kitz valves, Yoshitake valves