Nội thất BLÓG

NỘi thất 48h chuyên cung cấp cho bạn những thông tin về các vấn đề liên quan đến nội thất như ghế sofa, đèn, rèm ...

Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh karaoke

Câu hỏi: Mong các luật sư giải đáp thắc mắc giùm tôi: Việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không đảm bảo điều kiện hoạt động như phòng ốc, phát ra tiếng ồn quá mức ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, hoạt động quá giờ quy định thì bị xử lý như thế nào? Ai là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xử lý? Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh karaoke? quehuong2810@yahoo.com

Trả lời: Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke như sau: Theo quy chế kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (Ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 (Điều 30,31,32) và Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 Điều kiện kinh doanh karaoke:

1. Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;

2. Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;

3. Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau);

5. Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề:
  • a) Hộ liền kề là hộ có tường với tường phòng nhà ở liền kề hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
  • b) Hộ liền kề ý có quyền đồng cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau:Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại nghị định này.
  • c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến.
6. Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.

7. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát karaoke cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke quy định tại Điều 30 và phải được cấp giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Quy chế.ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế, phải riêng biệt với khu vực kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức.

8. Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh karaoke ngoài cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp có đủ điều kiện quy định tại Điều 30 và các khoản 1 và 2 Điều 32 Quy chế này phải được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy phép kinh doanh.

2. Người xin cấp giấy phép kinh doanh vũ trường nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh cấp huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.(mẫu số 3 và mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này);

3. Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
  • Hợp đồng giữa người xin giấy phép kinh doanh với người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ, theo bản sao có giá trị pháp lý văn bằng của người điều hành (đối với kinh kèm doanh vũ trường);
  • Văn bản đồng ý của các hộ liền kề hoặc văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến (đối với kinh doanh karaoke).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

4. 5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

9. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke không đủ điều kiện phòng ốc sẽ bị phạt như sau:

Theo Nghị định 75/2010/NĐ- CP tại Điều 19, Khoản 3: phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi không đảm bảo diện tích phòng karaoke sau khi đã được cấp phép kinh doanh.

- Trong trường hợp phát tiếng ồn quá mức gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, hoạt động quá giờ quy định theo nghị định 103/2009NĐ-CP và thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL thì ta có thể áp dụng quy định tại Điều 20, khoản 2 điểm a Nghị định 75/2010/N Đ-CP phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hoạt động Karaoke không đúng quy định của pháp luật bởi vì hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng điều kiện kinh doanh hoạt động Karaoke nên có thể chiếu theo quy định trên để xử phạt vi phạm. Thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động Karaoke.

- Theo Nghị định 75/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm trên là chủ tịch UBND các cấp (Điều 42); Thanh tra chuyên nghành về văn hóa (Thanh tra viên,chánh thanh tra sở văn hóa thể thao và du lịch,chánh thanh tra bộ văn hóa thể thao và du lịch). Bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để áp dụng vào trường hợp của mình.

Luật Thái An
Tư vấn thiết kế phòng karaoke, mẫu phòng karaoke và cách âm phòng karaoke VGA