Hãng thép Nhật hoãn quyết định rót 3,6 tỷ USD vào Việt Nam
written by TrungLun0112
at Saturday, December 08, 2012
Tập đoàn sản xuất sat thep, thep hop, thep vuong, ong thep lớn thứ nhì Nhật Bản JFE Holdings Inc. cho biết sẽ lùi quyết định đầu tư 3,6 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, lý do cho sự trì hoãn này là JEF muốn đánh giá những rủi ro liên quan tới vấn đề cạnh tranh.
“Ban đầu, chúng tôi nói sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay. Nhưng chúng tôi cần có thêm thời gian”, ông Eiji Hayashida, Chủ tịch của JFE cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào hôm 5/12 tại trụ sở công ty ở Tokyo. “Mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ cho tới khi chúng tôi đảm bảo được rằng chúng tôi sẽ cạnh tranh được trong bối cảnh có nhiều dự án thép đang nhảy vào khu vực phía Nam của Trung Quốc và Việt Nam”.
Kế hoạch xây nhà máy thép ở Việt Nam là một phần trong nỗ lực của JFE nhằm xích lại gần hơn khách hàng ở các thị trường có nhu cầu đang gia tăng đối với các sản phẩm Nhật Bản như xe hơi. Thách thức mà JFE gặp phải là họ sẽ đối mặt với một mức chi phí cao khi xây nhà máy giữa lúc nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc dẫn tới dư thừa nguồn cung thép.
JFE đang nghiên cứu xem có nên xây nhà máy thép ở Việt Nam cùng với công ty E United Group của Đài Loan. Theo JFE, đối tác Đài Loan này đã có đất ở Khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 3, JFE cho biết sẽ nghiên cứu kế hoạch trong đó, nhà máy thép của hãng tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016, với công suất 3,5 triệu tấn thép mỗi năm, chủ yếu là thép tấm. JFE sẽ là đơn vị kiểm soát hoạt động của nhà máy này.
“Khu vực Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong dài hạn. Chúng tôi vẫn cần xem xét thời điểm cụ thể để đầu tư”, ông Hayashida nói, và cho biết thêm, JFE sẽ cần thời gian 5-6 năm để xây xong nhà máy.
Cũng theo ông Hayashida, JFE đang đàm phán với nhà chức trách Việt Nam để đảm bảo các vấn đề về cơ sở hạ tầng, bao gồm cảng, nguồn cung cấp điện, nước để vận hành dự án. Quyết định liệu JFE có tiến tới gian đoạn đánh giá tác động môi trường hay không sẽ được công ty đưa ra vào cuối tháng 3 năm sau. Ngoài ra, công ty cũng muốn cắt giảm mức chi phí của dự án này, ước tính vào khoảng 300 tỷ Yên.
Hiện JFE đang có 8 lò sản xuất thép tại Nhật, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chính là quặng sắt và than. Công ty này chưa có lò thép nào ở nước ngoài.
Ông Hayashida cho hay, JFE có thể cắt giảm 1 nghìn tỷ Yên, tương đương 12 tỷ USD, vốn đầu tư trong thời gian 3 năm tính đến tháng 3/2015 do lợi nhuận không đạt mục tiêu. Hôm 24/10 vừa qua, công ty này đã cắt giảm hơn một nửa mức dự báo lợi nhuận cả năm, còn 35 tỷ Yên.
Kế hoạch tiến vào thị trường Đông Nam Á của JFE đặt công ty nào vào thế cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Forrmosa Plastics Corp. của Đài Loan và Baoshan Iron & Steel Co. của Trung Quốc.
Formosa có kế hoạch mở lò sản xuất thép đầu tiên của hãng tại Việt Nam vào năm 2015, và mở lò thứ hai vào năm 2016 với tư cách là giai đoạn đầu của dự án đầu tư với số vốn lên tới 9,9 tỷ USD. Trong khi đó, Baoshan, công ty thép niêm yết lớn nhất của Trung Quốc, đang có kế hoạch xây một nhà máy thép ở Quảng Đông.
Các hãng thép Nhật Bản đang tìm kiếm sự tăng trưởng ở thị trường nước ngoài. Theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản, nhu cầu thép của nước này đã giảm 30% kể từ mức đỉnh đạt được vào năm 1990 do tăng trưởng kinh tế rơi vào trì trệ.
Nguồn tin: vnEconomy
“Ban đầu, chúng tôi nói sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay. Nhưng chúng tôi cần có thêm thời gian”, ông Eiji Hayashida, Chủ tịch của JFE cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào hôm 5/12 tại trụ sở công ty ở Tokyo. “Mọi thứ sẽ không diễn ra suôn sẻ cho tới khi chúng tôi đảm bảo được rằng chúng tôi sẽ cạnh tranh được trong bối cảnh có nhiều dự án thép đang nhảy vào khu vực phía Nam của Trung Quốc và Việt Nam”.
Kế hoạch xây nhà máy thép ở Việt Nam là một phần trong nỗ lực của JFE nhằm xích lại gần hơn khách hàng ở các thị trường có nhu cầu đang gia tăng đối với các sản phẩm Nhật Bản như xe hơi. Thách thức mà JFE gặp phải là họ sẽ đối mặt với một mức chi phí cao khi xây nhà máy giữa lúc nền kinh tế giảm tốc của Trung Quốc dẫn tới dư thừa nguồn cung thép.
JFE đang nghiên cứu xem có nên xây nhà máy thép ở Việt Nam cùng với công ty E United Group của Đài Loan. Theo JFE, đối tác Đài Loan này đã có đất ở Khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 3, JFE cho biết sẽ nghiên cứu kế hoạch trong đó, nhà máy thép của hãng tại Việt Nam sẽ đi vào hoạt động vào năm 2016, với công suất 3,5 triệu tấn thép mỗi năm, chủ yếu là thép tấm. JFE sẽ là đơn vị kiểm soát hoạt động của nhà máy này.
“Khu vực Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong dài hạn. Chúng tôi vẫn cần xem xét thời điểm cụ thể để đầu tư”, ông Hayashida nói, và cho biết thêm, JFE sẽ cần thời gian 5-6 năm để xây xong nhà máy.
Cũng theo ông Hayashida, JFE đang đàm phán với nhà chức trách Việt Nam để đảm bảo các vấn đề về cơ sở hạ tầng, bao gồm cảng, nguồn cung cấp điện, nước để vận hành dự án. Quyết định liệu JFE có tiến tới gian đoạn đánh giá tác động môi trường hay không sẽ được công ty đưa ra vào cuối tháng 3 năm sau. Ngoài ra, công ty cũng muốn cắt giảm mức chi phí của dự án này, ước tính vào khoảng 300 tỷ Yên.
Hiện JFE đang có 8 lò sản xuất thép tại Nhật, sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chính là quặng sắt và than. Công ty này chưa có lò thép nào ở nước ngoài.
Ông Hayashida cho hay, JFE có thể cắt giảm 1 nghìn tỷ Yên, tương đương 12 tỷ USD, vốn đầu tư trong thời gian 3 năm tính đến tháng 3/2015 do lợi nhuận không đạt mục tiêu. Hôm 24/10 vừa qua, công ty này đã cắt giảm hơn một nửa mức dự báo lợi nhuận cả năm, còn 35 tỷ Yên.
Kế hoạch tiến vào thị trường Đông Nam Á của JFE đặt công ty nào vào thế cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Forrmosa Plastics Corp. của Đài Loan và Baoshan Iron & Steel Co. của Trung Quốc.
Formosa có kế hoạch mở lò sản xuất thép đầu tiên của hãng tại Việt Nam vào năm 2015, và mở lò thứ hai vào năm 2016 với tư cách là giai đoạn đầu của dự án đầu tư với số vốn lên tới 9,9 tỷ USD. Trong khi đó, Baoshan, công ty thép niêm yết lớn nhất của Trung Quốc, đang có kế hoạch xây một nhà máy thép ở Quảng Đông.
Các hãng thép Nhật Bản đang tìm kiếm sự tăng trưởng ở thị trường nước ngoài. Theo Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản, nhu cầu thép của nước này đã giảm 30% kể từ mức đỉnh đạt được vào năm 1990 do tăng trưởng kinh tế rơi vào trì trệ.
Nguồn tin: vnEconomy