Thị trường VLXD: Trạng chết Chúa cũng băng hà...
written by TrungLun0112
at Saturday, December 22, 2012
Thị trường BĐS ảm đạm, đóng băng kéo dài khiến thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) cũng trong cảnh chợ chiều ế ẩm. Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng VLXD rơi vào cảnh khốn đốn gồng mình vật lộn bài toán tìm lối ra.
Ế ẩm
Khu vực đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, vành đai 3, Minh Khai, Ngô Gia Tự… vốn là nơi tập trung nhiều cửa hàng sắt thép, VLXD vốn đặc biệt tấp nập trong những tháng cuối năm nhưng những ngày này vẫn khá vắng vẻ. Anh Minh – chủ cửa hàng VLXD trên đường Phạm Hùng cho biết: “Vào những năm trước thời điểm mấy tháng trước Tết nhu cầu xây dựng lớn khách hàng phải tìm đến đặt trước có khi cả tháng nhưng năm nay số hợp đồng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Cũng theo anh Minh do thị trường nhà đất đìu hiu, kinh tế khó khăn dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu xây dựng, tu sửa nhà cửa cũng giảm. Là cửa hàng kinh doanh VLXD với quy mô nhỏ nhưng trong thời kỳ xây dựng nóng sốt mỗi tháng cửa hàng anh có thể nhập 30 – 40 tấn thép thì đến nay anh cũng không dám nhập nhiều. Có tháng chia ra mỗi lần chỉ nhập khoảng 10 tấn.
Các mặt hàng cát sỏi, gạch, thiết bị vệ sinh cũng rơi vào cảnh ế ẩm chung.
BĐS bất động đẩy nhiều doanh nghiệp, cửa hàng VLXD vào cảnh ế ẩm, khó khăn
“Từ đầu năm việc kinh doanh buôn bán đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngay đến tháng cuối năm gần Tết tình hình vẫn không khá hơn. Hợp đồng gần đây cũng chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ của những nhà xây dựng đang hoàn thành hay sửa chữa cơi nới cửa hàng, cửa hiệu. Doanh số chẳng đáng là bao” – Chị Thương chủ cửa hàng VLXD trên đường Phạm Hùng thở dài.
Cho đến thời điểm này, hầu hết các cửa hàng xây dựng đều thực hiện theo phương châm “ăn chắc mặc bền”. E dè trước tình trạng còn đóng băng của thị trường BĐS trong thời gian tới nên tiêu thụ tới đâu nhập hàng tới đó.
Theo sau những công trường dự án trước đây là sự nở rộ của sàn BĐS hay các cửa hàng VLXD thì đến nay khi công trường đóng cửa, bất động các cửa hàng cũng lũ lượt biến mất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh. Sự đóng băng của thị trường BĐS cũng đang khoác lên thị trường VLXD sự ế ẩm đầy ảm đạm.
Loay hoay tìm lối ra
Gồng mình với bài toán tìm lối ra nhiều doanh nghiệp VLXD đang loay hoay tìm lối đi thoát khỏi hố sâu của thị trường. Đi từ thực tế thị trường BĐS hiện nay dấu hiệu phục hồi trong thời gian sớm của thị trường VLXD cũng không mấy khả quan.
Theo thống kê của ngành thép, kế hoạch hoạt động của toàn ngành thép trong năm 2012 là tăng sản xuất từ 3% - 4%. Tuy nhiên, trên thực thế, hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành đang âm khoảng 10%, đưa lượng thép tồn kho lên 300.000 tấn.
Ngành VLXD cũng đang loay hoay tìm cách "thoát thân" cho chính mình
Tại Báo cáo mới nhất của Hội VLXD Việt Nam, năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 72 triệu tấn/năm, năng lực khai thác dự kiến đạt 64-65 triệu tấn/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ đạt khoảng 47-48 triệu tấn/năm, phấn đấu xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm và có khoảng 10 triệu tấn công suất sẽ dư thừa. Ngành vật liệu không nung, gốm xứ, sản xuất đá ốp lát cũng không mấy sáng sủa. Lượng hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, hàng vạn lao động bị mất việc làm cho bức tranh của ngành càng thêm ảm đạm.
Để giải bài toán tồn kho VLXD trước mắt cũng như về lâu dài, Hội VLXD và Hiệp hội Thép, xi măng...đã có kiến nghị Chính phủ, bên cạnh việc hạ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ... cần có chính sách kích cầu tích cực. Cụ thể, các công trình xây dựng phải sử dụng VLXD trong nước, hạn chế tối đa nhập khẩu. Trong đó, những công trình từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài cần tận dụng, ưu tiên dùng sản phẩm trong nước; tránh để phần lớn thị phần rơi vào doanh nghiệp, hàng nhập ngoại như lâu nay.
Những biện pháp tiếp tục được đưa ra nhưng cho đến thời điểm này không gì hơn là tự mỗi doanh nghiệp tìm cách mà giải cứu chính mình.
“Bây giờ chúng tôi phải tự đi kiếm nguồn hàng, đầu ra cho mình. Có khi phải đến tận nơi xây dựng để giới thiệu. Cửa hàng nhỏ lẻ tồn ít thì lỗ ít nhưng đúng là mấy năm nay rồi mới ế đến thế này” – chị Thương cho hay.
Theo Vland
Tags: Valves, Kitz valves, Yoshitake valves
Ế ẩm
Khu vực đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, vành đai 3, Minh Khai, Ngô Gia Tự… vốn là nơi tập trung nhiều cửa hàng sắt thép, VLXD vốn đặc biệt tấp nập trong những tháng cuối năm nhưng những ngày này vẫn khá vắng vẻ. Anh Minh – chủ cửa hàng VLXD trên đường Phạm Hùng cho biết: “Vào những năm trước thời điểm mấy tháng trước Tết nhu cầu xây dựng lớn khách hàng phải tìm đến đặt trước có khi cả tháng nhưng năm nay số hợp đồng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay”.
Cũng theo anh Minh do thị trường nhà đất đìu hiu, kinh tế khó khăn dân thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu xây dựng, tu sửa nhà cửa cũng giảm. Là cửa hàng kinh doanh VLXD với quy mô nhỏ nhưng trong thời kỳ xây dựng nóng sốt mỗi tháng cửa hàng anh có thể nhập 30 – 40 tấn thép thì đến nay anh cũng không dám nhập nhiều. Có tháng chia ra mỗi lần chỉ nhập khoảng 10 tấn.
Các mặt hàng cát sỏi, gạch, thiết bị vệ sinh cũng rơi vào cảnh ế ẩm chung.
BĐS bất động đẩy nhiều doanh nghiệp, cửa hàng VLXD vào cảnh ế ẩm, khó khăn
“Từ đầu năm việc kinh doanh buôn bán đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngay đến tháng cuối năm gần Tết tình hình vẫn không khá hơn. Hợp đồng gần đây cũng chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ của những nhà xây dựng đang hoàn thành hay sửa chữa cơi nới cửa hàng, cửa hiệu. Doanh số chẳng đáng là bao” – Chị Thương chủ cửa hàng VLXD trên đường Phạm Hùng thở dài.
Cho đến thời điểm này, hầu hết các cửa hàng xây dựng đều thực hiện theo phương châm “ăn chắc mặc bền”. E dè trước tình trạng còn đóng băng của thị trường BĐS trong thời gian tới nên tiêu thụ tới đâu nhập hàng tới đó.
Theo sau những công trường dự án trước đây là sự nở rộ của sàn BĐS hay các cửa hàng VLXD thì đến nay khi công trường đóng cửa, bất động các cửa hàng cũng lũ lượt biến mất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh. Sự đóng băng của thị trường BĐS cũng đang khoác lên thị trường VLXD sự ế ẩm đầy ảm đạm.
Loay hoay tìm lối ra
Gồng mình với bài toán tìm lối ra nhiều doanh nghiệp VLXD đang loay hoay tìm lối đi thoát khỏi hố sâu của thị trường. Đi từ thực tế thị trường BĐS hiện nay dấu hiệu phục hồi trong thời gian sớm của thị trường VLXD cũng không mấy khả quan.
Theo thống kê của ngành thép, kế hoạch hoạt động của toàn ngành thép trong năm 2012 là tăng sản xuất từ 3% - 4%. Tuy nhiên, trên thực thế, hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành đang âm khoảng 10%, đưa lượng thép tồn kho lên 300.000 tấn.
Ngành VLXD cũng đang loay hoay tìm cách "thoát thân" cho chính mình
Tại Báo cáo mới nhất của Hội VLXD Việt Nam, năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 72 triệu tấn/năm, năng lực khai thác dự kiến đạt 64-65 triệu tấn/năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ nội địa dự kiến chỉ đạt khoảng 47-48 triệu tấn/năm, phấn đấu xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm và có khoảng 10 triệu tấn công suất sẽ dư thừa. Ngành vật liệu không nung, gốm xứ, sản xuất đá ốp lát cũng không mấy sáng sủa. Lượng hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, hàng vạn lao động bị mất việc làm cho bức tranh của ngành càng thêm ảm đạm.
Để giải bài toán tồn kho VLXD trước mắt cũng như về lâu dài, Hội VLXD và Hiệp hội Thép, xi măng...đã có kiến nghị Chính phủ, bên cạnh việc hạ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ... cần có chính sách kích cầu tích cực. Cụ thể, các công trình xây dựng phải sử dụng VLXD trong nước, hạn chế tối đa nhập khẩu. Trong đó, những công trình từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài cần tận dụng, ưu tiên dùng sản phẩm trong nước; tránh để phần lớn thị phần rơi vào doanh nghiệp, hàng nhập ngoại như lâu nay.
Những biện pháp tiếp tục được đưa ra nhưng cho đến thời điểm này không gì hơn là tự mỗi doanh nghiệp tìm cách mà giải cứu chính mình.
“Bây giờ chúng tôi phải tự đi kiếm nguồn hàng, đầu ra cho mình. Có khi phải đến tận nơi xây dựng để giới thiệu. Cửa hàng nhỏ lẻ tồn ít thì lỗ ít nhưng đúng là mấy năm nay rồi mới ế đến thế này” – chị Thương cho hay.
Theo Vland
Tags: Valves, Kitz valves, Yoshitake valves