Nội thất BLÓG

NỘi thất 48h chuyên cung cấp cho bạn những thông tin về các vấn đề liên quan đến nội thất như ghế sofa, đèn, rèm ...

Bài học từ số phận của chiếc móc áo thép…

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) mới đây cho biết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã ra quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng móc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam. Như vậy, cùng với tôm, lại thêm một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khi bước chân vào thị trường Hoa Kỳ.

Với việc bị Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp ở mức 31,58-90,42%, thuế chống phá giá 157-220,68%, mặt hàng móc áo thép Việt Nam trở thành sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Trước đó, hồi tháng 7 -2012, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đưa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm móc áo bằng thép xuất khẩu từ Việt Nam lên đến 135,81-187,51%.

Dư luận còn chưa hết bàng hoàng về thông tin con tôm xuất khẩu cũng đang có nguy cơ bị áp hai thuế, nay lại thêm tin dữ về việc móc áo thép đã bị Mỹ đánh trùng thuế hai lần. Có thể thấy, các DN Việt Nam ngày càng gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Thời gian qua, báo chí cũng đã từng phản ảnh nhiều lần về vấn đề các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều rào cản khi bước sang thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ. Với nhiều hình thức nhằm bảo hộ cho hàng hóa nội địa. Về vấn đề này, giới chuyên gia trong lĩnh vực phòng vệ thương mại đã từng đưa ra nhận định rằng, hết lần này đến lần khác, trong nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta, Hoa Kỳ đã tung ra nhiều "mánh khóe” nhằm gây khó cho các DN Việt Nam.

Riêng đối với con tôm, những năm gần đây, biên độ thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam đã giảm dần, nhiều DN được hưởng mức thuế 0%. Và dường như, lo sợ… hết "chiêu” để bảo hộ cho DN nước mình, Hoa Kỳ lập tức nghĩ ra "trò mới” đó là kiện thuế chống trợ giá đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang cố tình sử dụng phương án bảo hộ bằng cách đổ thừa cho kẻ khác.

Điều này đồng nghĩa với việc DN sẽ phải bỏ gần như gấp đôi thời gian, công sức và tiền bạc để thuê luật sư tư vấn, chuẩn bị tài liệu, trả lời bảng câu hỏi, gửi bảng câu hỏi....Và nếu kết luận cuối cùng dẫn đến việc áp cả hai loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thì DN sẽ rơi vào tình cảnh "một cổ hai tròng”, cùng lúc phải chịu hai thứ thuế, việc cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ vì vậy có thể sẽ khó khăn hơn nhiều.

Liên quan đến vụ tôm Việt Nam đang có nguy cơ bị đánh trùng thuế, ông Trương Đình Hòe, Phó Chủ tịch VASEP tiếp tục khẳng định, vai trò của cơ quan chính quyền trong vụ kiện này là rất quan trọng, quyết định đến sự thành - bại đối với các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Theo ông Hòe, thời gian qua, các DN xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn do các động thái của các nước nhập khẩu nhằm bảo vệ hàng nội địa. Đặc biệt, Mỹ là nước thường xuyên tìm cách làm khó các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề chống trợ cấp đối với vụ kiện tôm là vấn đề rất cần phải có sự chung tay của cả nhà quản lý và DN. Đặc biệt, theo ông Hòe, đứng trước vụ kiện tôm, một vụ kiện mang tính chất gây rất nhiều khó khăn cho DN, rất cần Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan cùng phối hợp để mang lại thành công cho Việt Nam trong vụ kiện này. Ông Hòe cũng đề xuất, trong các trường hợp liên quan đến các vụ kiện thương mại quốc tế, việc thuê các luật sư nước ngoài là việc làm cần thiết để hỗ trợ các DN Việt Nam, bởi đây là một vụ kiện phức tạp.

Về tiến trình thực hiện các thủ tục để hỗ trợ cho vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng mới đây cho hay, các vụ kiện chống phá giá và chống trợ cấp luôn được Chính phủ quan tâm sâu sát. Đối với vụ kiện tôm, Bộ Công thương đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Ngoại giao để thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN nhằm mang lại thành công cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Dù chưa biết tương lai của con tôm sẽ thế nào, liệu có lâm vào tình thế "một cổ hai tròng” như sản phẩm móc áo thép hay không, nhưng giới chuyên gia nhận định, móc áo thép chính là bài học đắt giá đối với các DN xuất khẩu Việt Nam và họ khuyến cáo, các DN xuất khẩu của Việt Nam (không chỉ riêng tôm mà bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào) cũng cần thiết phải tự trang bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu kỹ luật pháp nước bạn để tránh những vụ kiện có thể xảy ra. Đặc biệt các chuyên gia nhấn mạnh, đây cũng là bài học để các DN Việt Nam và chính quyền, cơ quan quản lý có những cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ hơn cũng như rút ra những kinh nghiệm để có các phương án đối phó đối với từng loại cáo buộc trợ cấp và phá giá ở bất kỳ một quốc gia nào ta hướng đến.

Nguồn tin: Daidoanket
Tags: Sat thep, Thep hop, Thep vuong, Ong thep, Dich vu ve sinh NVD