KKT Dung Quất: Loay hoay thu hồi dự án “chết”
written by TrungLun0112
at Friday, January 04, 2013
Một thời gian dài, khu kinh tế (KKT) Dung Quất (Quảng Ngãi) được đánh giá là mô hình KKT đầu tiên của cả nước thành công về thu hút đầu tư với số vốn có lúc lên tới gần 12 tỷ USD.
Hàng ngàn ha đất sản xuất được thu hồi giao mặt bằng cho dự án. Tuy nhiên, sau những con số “lấp lánh” ấy, các dự án được cấp phép không triển khai hoặc triển khai chậm, đã khiến đời sống người dân khốn khó.
Gần 5.000 lao động trong vùng không có việc làm
Tại hội thảo về đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề lao động thuộc các hộ dân nhường đất cho dự án đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết có khoảng trên 13.000 lao động nằm trong vùng dự án, nhưng có gần 4.700 lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định; trên 3.000ha đất của 5.572 hộ dân (hơn 20.000 nhân khẩu) bị thu hồi.
Dự án xây dựng nhà ở tại Dung Quất bị bỏ hoang.
17 khu tái định cư và cụm dân cư được xây dựng để di dời, bố trí cho 1.617 hộ (5.523 nhân khẩu). Do di chuyển chỗ ở, môi trường sinh thái tự nhiên bị thay đổi, thiếu đất sản xuất nên dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định đã làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.
Bà Cù Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nguồn lao động vùng thu hồi đất trong KKT Dung Quất khá dồi dào, nhưng số không có việc làm, thiếu việc làm khá cao, trong khi doanh nghiệp vẫn khát lao động có tay nghề.
Nhà nước đã rót ngân sách cho các chương trình đào tạo nghề, trong đó có đối tượng lao động bị thu hồi đất sản xuất, nhưng thực tế lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Đây là vấn đề bức xúc của tỉnh, nếu không được giải quyết căn bản, việc mở rộng KKT Dung Quất sẽ gặp khó khăn.
Năm 2012, tỉnh đã xây dựng Đề án đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho lao động thuộc các hộ dân nhường đất cho dự án trong KKT Dung Quất giai đoạn đến 2015, với mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 2.400 lao động và tập huấn chuyển đổi ngành nghề cho 500 lao động các hộ gia đình tái định cư và bị thu hồi đất. Dự kiến kinh phí thực hiện trên 23,6 tỷ đồng.
Gia hạn 6 tháng cho dự án “bỏ hoang”
Trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí thành phố Vạn Tường do Công ty TNHH Vạn Năm đầu tư với số vốn hàng chục tỷ đồng vẫn giữ nguyên hiện trạng từ nhiều năm qua.
Trong khi đó, Trung tâm vui chơi giải trí cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu Dung Quất đang từng ngày mục nát giữa trung tâm đô thị mới Vạn Tường;
Năm 2012, Ban quản lý KKT Dung Quất đã thu hồi 5 dự án với tổng số tiền khoảng 650 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đang tiếp tục xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong đầu năm 2013 đối với 9 dự án BĐS và dịch vụ đã chậm hơn 12 tháng so với tiến độ được cấp phép và không còn khả năng tiếp tục xây dựng. Trong năm 2011, cơ quan này cũng đã thu hồi 12 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, cảng biển... với tổng vốn đầu tư hơn 1.650 tỷ đồng.
Xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu Dung Quất tường chắn đã bị mục nát, bỏ hoang từ lâu, nhưng đơn vị này vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê 2 bảo vệ thay phiên nhau trực ngày đêm; khu dịch vụ nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu Dung Quất bị bỏ hoang, cỏ lau cao vút che lấp xung quanh. Đặc biệt, dự án thép 4,5 tỷ USD động thổ từ cuối tháng 10-2007, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong nền móng.
Đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United (lãnh thổ Đài Loan) nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỷ USD này. Theo kế hoạch đưa ra cuối tháng 11-2012, JFE sẽ tái khởi công dự án vào tháng 6-2013. Nhưng những thông tin mới nhất lại cho thấy nhiều khả năng thời gian đình trệ sẽ còn kéo dài bởi chủ đầu tư muốn đánh giá lại mức độ rủi ro…
Đó là những vấn đề bức xúc mà Ban quản lý KTT Dung Quất đang đau đầu tính toán để cho tiếp tục triển khai hay thu hồi dự án. “Có ít nhất 15 dự án tiền tỷ đang bị bỏ hoang như thế tại Dung Quất, đã gây khó cho tỉnh Quảng Ngãi" - ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban quản lý KKT Dung Quất, cho biết và nói lý do chính của tình trạng này là khủng hoảng kinh tế, chủ đầu tư khó thu xếp tài chính và hiệu quả dự án không cao như đánh giá ban đầu.
Theo phương án xử lý của Ban quản lý KKT Dung Quất, đối với các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, chưa ảnh hưởng đến đất đai canh tác của người dân, nếu nhà đầu tư vẫn quyết tâm theo đuổi, đề nghị cho phép xem xét giãn tiến độ thời gian hợp lý.
Đối với các dự án đã hình thành tài sản trên đất, sẽ xử lý theo hướng thành lập hội đồng để xác định giá trị tài sản đầu tư và tiến hành thu hồi, chờ giao cho nhà đầu tư mới; hoặc phối hợp nhà đầu tư mua bán và sáp nhập theo quy định của pháp luật.
Tại kỳ họp mới đây, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI quyết định gia hạn những dự án bỏ hoang KKT Dung Quất thêm 6 tháng nữa, nếu chủ đầu tư vẫn không triển khai sẽ kiên quyết thu hồi.
Theo ĐTTC
Hàng ngàn ha đất sản xuất được thu hồi giao mặt bằng cho dự án. Tuy nhiên, sau những con số “lấp lánh” ấy, các dự án được cấp phép không triển khai hoặc triển khai chậm, đã khiến đời sống người dân khốn khó.
Gần 5.000 lao động trong vùng không có việc làm
Tại hội thảo về đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề lao động thuộc các hộ dân nhường đất cho dự án đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết có khoảng trên 13.000 lao động nằm trong vùng dự án, nhưng có gần 4.700 lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định; trên 3.000ha đất của 5.572 hộ dân (hơn 20.000 nhân khẩu) bị thu hồi.
Dự án xây dựng nhà ở tại Dung Quất bị bỏ hoang.
17 khu tái định cư và cụm dân cư được xây dựng để di dời, bố trí cho 1.617 hộ (5.523 nhân khẩu). Do di chuyển chỗ ở, môi trường sinh thái tự nhiên bị thay đổi, thiếu đất sản xuất nên dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định đã làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt thường ngày.
Bà Cù Thị Thanh Mai, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, cho biết nguồn lao động vùng thu hồi đất trong KKT Dung Quất khá dồi dào, nhưng số không có việc làm, thiếu việc làm khá cao, trong khi doanh nghiệp vẫn khát lao động có tay nghề.
Nhà nước đã rót ngân sách cho các chương trình đào tạo nghề, trong đó có đối tượng lao động bị thu hồi đất sản xuất, nhưng thực tế lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Đây là vấn đề bức xúc của tỉnh, nếu không được giải quyết căn bản, việc mở rộng KKT Dung Quất sẽ gặp khó khăn.
Năm 2012, tỉnh đã xây dựng Đề án đào tạo, giải quyết việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho lao động thuộc các hộ dân nhường đất cho dự án trong KKT Dung Quất giai đoạn đến 2015, với mục tiêu đào tạo nghề cho khoảng 2.400 lao động và tập huấn chuyển đổi ngành nghề cho 500 lao động các hộ gia đình tái định cư và bị thu hồi đất. Dự kiến kinh phí thực hiện trên 23,6 tỷ đồng.
Gia hạn 6 tháng cho dự án “bỏ hoang”
Trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí thành phố Vạn Tường do Công ty TNHH Vạn Năm đầu tư với số vốn hàng chục tỷ đồng vẫn giữ nguyên hiện trạng từ nhiều năm qua.
Trong khi đó, Trung tâm vui chơi giải trí cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu Dung Quất đang từng ngày mục nát giữa trung tâm đô thị mới Vạn Tường;
Năm 2012, Ban quản lý KKT Dung Quất đã thu hồi 5 dự án với tổng số tiền khoảng 650 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đang tiếp tục xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong đầu năm 2013 đối với 9 dự án BĐS và dịch vụ đã chậm hơn 12 tháng so với tiến độ được cấp phép và không còn khả năng tiếp tục xây dựng. Trong năm 2011, cơ quan này cũng đã thu hồi 12 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, cảng biển... với tổng vốn đầu tư hơn 1.650 tỷ đồng.
Xưởng cơ khí của nhà máy đóng tàu Dung Quất tường chắn đã bị mục nát, bỏ hoang từ lâu, nhưng đơn vị này vẫn phải chi 4 triệu đồng mỗi tháng để thuê 2 bảo vệ thay phiên nhau trực ngày đêm; khu dịch vụ nhà ở cho cán bộ, công nhân viên nhà máy đóng tàu Dung Quất bị bỏ hoang, cỏ lau cao vút che lấp xung quanh. Đặc biệt, dự án thép 4,5 tỷ USD động thổ từ cuối tháng 10-2007, nhưng đến nay vẫn chưa xử lý xong nền móng.
Đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United (lãnh thổ Đài Loan) nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỷ USD này. Theo kế hoạch đưa ra cuối tháng 11-2012, JFE sẽ tái khởi công dự án vào tháng 6-2013. Nhưng những thông tin mới nhất lại cho thấy nhiều khả năng thời gian đình trệ sẽ còn kéo dài bởi chủ đầu tư muốn đánh giá lại mức độ rủi ro…
Đó là những vấn đề bức xúc mà Ban quản lý KTT Dung Quất đang đau đầu tính toán để cho tiếp tục triển khai hay thu hồi dự án. “Có ít nhất 15 dự án tiền tỷ đang bị bỏ hoang như thế tại Dung Quất, đã gây khó cho tỉnh Quảng Ngãi" - ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban quản lý KKT Dung Quất, cho biết và nói lý do chính của tình trạng này là khủng hoảng kinh tế, chủ đầu tư khó thu xếp tài chính và hiệu quả dự án không cao như đánh giá ban đầu.
Theo phương án xử lý của Ban quản lý KKT Dung Quất, đối với các dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, chưa ảnh hưởng đến đất đai canh tác của người dân, nếu nhà đầu tư vẫn quyết tâm theo đuổi, đề nghị cho phép xem xét giãn tiến độ thời gian hợp lý.
Đối với các dự án đã hình thành tài sản trên đất, sẽ xử lý theo hướng thành lập hội đồng để xác định giá trị tài sản đầu tư và tiến hành thu hồi, chờ giao cho nhà đầu tư mới; hoặc phối hợp nhà đầu tư mua bán và sáp nhập theo quy định của pháp luật.
Tại kỳ họp mới đây, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI quyết định gia hạn những dự án bỏ hoang KKT Dung Quất thêm 6 tháng nữa, nếu chủ đầu tư vẫn không triển khai sẽ kiên quyết thu hồi.
Theo ĐTTC
Tổng hợp: Báo mua bán nhà đất HPT
Tags: Dịch vụ vệ sinh NVĐ