Nội thất BLÓG

NỘi thất 48h chuyên cung cấp cho bạn những thông tin về các vấn đề liên quan đến nội thất như ghế sofa, đèn, rèm ...

Ứng phó với kiện phá giá thép: DN cần chủ động hợp tác

Mặt hàng thép cuộn cán nguội xuất khẩu sang Indonesia sẽ chính thức bị áp thuế chống bán phá giá từ 13,5 - 36,6% theo phán quyết cuối cùng của Ủy ban chống bán phá giá Indonesia. Bên cạnh đó, Thái Lan và Malaysia cảnh báo điều tra CBPG với thép mạ, tôn mạ màu... DĐDN có cuộc trao đổi cùng ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội thép VN xung quanh vấn đề này.



Theo ông Cường, năm 2012, VN xuất khẩu 2,3 triệu tấn thép các loại trị giá hơn 2 tỉ USD, trong đó xuất khẩu ống thép tăng 20%, xuất khẩu tôn mạ màu, tôn mạ kẽm tăng 28%. Dự kiến, năm 2013 và những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu thép chắc chắn sẽ tiếp tục tăng vì công suất sản xuất thép của chúng ta đã vượt quá nhu cầu trong nước rất nhiều. Bởi vậy, trong thời gian tới các DN sẽ phải tích cực chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh ngành thép đang đứng trước nguy cơ bị nhiều nước kiện bán phá giá.

- Vậy quan điểm của ông về việc mặt hàng thép cán nguội XK sang Indonesia bị áp thuế chống bán phá giá cũng như bị các nước trong khu vực khởi kiện ?

Các vụ điều tra chống bán phá giá trong bối cảnh ngành thép đang chồng chất khó khăn đã tạo thêm áp lực rất lớn cho DN. Không chỉ trước nguy cơ mất thị trường, mà có thể còn tạo ra những tiền lệ xấu.

Việc các nước áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại xuất phát từ chính khó khăn nội tại của các DN nước sở tại do thị trường thế giới gặp khó khăn.

Chúng ta mới xuất khẩu thép ra thị trường thế giới không lâu. So với các nước trong khu vực, kinh tế VN hội nhập chậm, và trong lĩnh vực sản xuất thép chúng ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm như họ. Vì vậy, có thể nói chúng ta đang cạnh tranh ở thế yếu. Việc các nước, đặc biệt là các nước cùng khối Asean kiện chúng ta bán phá giá thép ở góc độ nào đó là hành động không... đẹp.

- Việc kiện tụng phải trên cơ sở pháp lý, điều không... đẹp theo ý ông ở đây là gì?

Bởi 7 năm qua, phần lớn chúng ta nhập siêu của các nước trong khu vực, trong đó có thép. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu thép của VN sang Indonesia chỉ khoảng 130 nghìn tấn, Malaysia 30 nghìn tấn. Về giá trị tuyệt đối không lớn. Cả hai thị trường mới đạt khoảng 150 triệu USD, trong khi đó phía nước bạn đã đưa ra những cảnh báo rất căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu tính tổng công xuất tôn của VN khoảng gần 2,7 triệu tấn, trong khi đó tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1 triệu tấn, thì việc bị các nước kiện bán phá giá sẽ gây rất nhiều khó khăn cho DN trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới Cục cạnh tranh Bộ Công Thương cần có biện pháp tích cực để hợp tác nội khối Asean tốt hơn.

- Với một thực tế được dự báo đầy khó khăn cho ngành thép, Hiệp hội có khuyến cáo gì, thưa ông?

Thứ nhất, ở góc độ vĩ mô, Chính phủ, các cơ quan quản lý cần xem xét lại việc cấp phép các dự án sản xuất thép bởi hiện nay công suất sản xuất thép các loại đều cao hơn so với nhu cầu thực tế 2- 3 lần. Đồng thời, phải chủ động lên kế hoạch sử dụng trong nước bao nhiêu và bao nhiêu dành cho xuất khẩu. Không phải đợi đến khi chúng ta dư thừa buộc phải xuất khẩu. Bây giờ nói đến vấn đề này cũng đã muộn nhưng không thừa.

Thứ hai, là ở góc độ DN, cần chủ động lên kế hoạch sản xuất phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu chứ không nên coi xuất khẩu là bài toán cuối cùng để giải quyết đầu ra. Như vậy, sẽ tránh tình trạng DN đua nhau xuất khẩu dìm giá, bán dưới giá thành, phạm luật cạnh tranh. Bên cạnh đó là đẩy mạnh xúc tiến thương mại để chủ động mở rộng và đa dạng thị trường.

- Các DN sản xuất thép trong nước sẽ phải đối diện với nguy cơ bị kiện bán phá giá không chỉ ở các nước trong khu vực mà còn ở nhiều thị trường khác trong thời gian tới. Vậy cơ hội nào cho các DN sản xuất thép VN tại các thị trường bị kiện?

Kim ngạch xuất khẩu thép của VN sang Indonesia chỉ khoảng 130 nghìn tấn, Malaysia 30 nghìn tấn.
Khi bị khởi kiện nguy cơ bị mất thị trường là rất lớn nhưng không phải chúng ta không còn cơ hội. Bởi trên thực tế, với trường hợp ống thép từng bị Mỹ kiện, sau một thời gian dài điều tra, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã tuyên bố, Mỹ không đánh thuế chống bán phá giá đối với ống thép hàn carbon sản xuất tại VN. Điều đó, đồng nghĩa với việc các lô hàng ống thép hàn các bon của VN được nhập khẩu vào Mỹ kể từ sau ngày 30/3/2012 với mức thuế suất trợ cấp bằng 0%.

- Đâu là kinh nghiệm cũng như bài học rút ra sau vụ kiện này, thưa ông?

Đây là vụ đầu tiên ngành thép bị kiện, nhưng với sự chủ động trong hợp tác điều tra, đảm bảo tuân thủ mọi quy tắc trong thương mại quốc tế đã giúp cho ngành thép và các DN thép trong nước thắng kiện.

Tuy nhiên, bài học lớn nhất rút ra chính là việc các DN cần phải chủ động tích cực phối hợp với cơ quan chức năng cũng như phía đối tác khi xảy ra kiện. Khi bị khởi kiện, trong giai đoạn tố tụng, DN phải tích cực trả lời bảng câu hỏi để cơ quan điều tra làm việc có hiệu quả, tích cực theo dõi động thái của bên kiện, tham gia các cơ quan tham vấn, xác minh ngành sản xuất nội địa để có tư liệu chặt chẽ chuẩn bị ứng phó với vụ kiện.

Chẳng hạn, khi Mỹ kiện chúng ta bán phá giá ống thép, họ có đưa ra danh sách hơn 10 DN. Trong đó có những DN không hề xuất hoặc xuất rất ít. Những DN này do chủ quan nghĩ mình không có quyền lợi liên quan hoặc liên quan không đáng kể đã không trả lời những câu hỏi mà họ đưa ra. Tất cả những DN không hợp tác này sau đó đều bị Mỹ áp mức thuế rất cao, gần như là động thái trừng phạt, để “cấm cửa”. Tôi nghĩ đây là một bài học lớn cần rút kinh nghiệm trong các vụ kiện tiếp theo nếu có.

- Xin cảm ơn ông!



Diễn biến về một vụ kiện chống bán phá giá của
Indonesia và Thái Lan đối với sản phẩm thép của VN.

* Ngày 21 tháng 12 năm 2012, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nguội nhập khẩu từ VN, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

- Ngày khởi xướng điều tra: 24/6/2011

- Giai đoạn điều tra: 2010

- Sản phẩm bị điều tra: thép cuộn cán nguội gồm các mã HS sau:

+) Mã HS 7209: 7209.16.00.10; 7209.17.00.10; 7209.18.90.00; 7209.26.00.10; 7209.27.00.10; 72.09.28.90.00 và 7209.90.90.00;

+) Mã HS 7211: 7211.23.20.00; 7211.23.90.90; 7211.29.20.00; 7211.29.90.00; 7211.90.10.00 và 7211.90.90.00.

- Nguyên đơn: Cty PT Krakatau Steel

Thông tin trong quyết định của KADI

- Biên độ phá giá KADI xác định đối với các công ty xuất khẩu sản phẩm trên của VN là từ 13.5% – 36.6%.

- Theo số liệu của Bộ Thương mại Indonesia, năm 2010, Indonesia đã nhập khẩu 924.801 tấn thép cuộn cán nguội (loại nguyên liệu sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất ôtô, ống dẫn và nội thất) tăng 57,19% so với năm 2009.

* Ngày 17/08/2012, Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cacbon không gỉ cán nguội (Carbon and Stainless Steel Cold Rolled Coils) nhập khẩu từ VN, Trung Quốc và Đài Loan.

Một số thông tin về vụ việc:

Nguyên đơn: Cty JFE Steel và Cty Nippon Steel thuộc Cty Siam United Steel

Sản phẩm bị điều tra: Thép cuộn cán nguội có mã HS bắt đầu: 7209, 7211 và 7225.

Biên độ phá giá bị cáo buộc: VN: 11.86%; Trung Quốc: 11.76%; Đài Loan: 8.76%.

Giai đoạn điều tra: từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012.

* Ngày 13/04/2012, Braxin khởi xướng điều tra đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ nhập khẩu từ VN, Nam Phi, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan và Đài Loan.


Nguồn tin: DĐ DN
Tags: Valves, Kitz valves, Yoshitake valves